Friday, August 24, 2012

Thông tin cơ sở về Huyện Thanh Oai

Tên cơ sở hành chính cấp huyện: THANH OAI
Thông tin chính:

Địa lý
Huyện lỵ
Huyện lỵ
Vị trí:
Tây Nam Hà Nội
Diện tích:
129, 6 km²
Số xã, thị trấn:
1 thị trấn và 20 xã
Dân số
Số dân:
142.600
Mật độ:
người/km²
Thành phần dân tộc:
Chủ yếu là Người Việt
Hành chính
 Nguyễn Hồng Yên
Bí thư Huyện ủy:
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Website:

Vị trí địa lý
Huyện Thanh Oai phía Bắc  phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyệnChương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín  phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì của thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên của huyện là 129,6 km². Dân số là 175.800 người, theo thống kê năm 2009.


Hành chính
Huyện Thanh Oai có huyện lỵ là thị trấn Kim Bài và các xã: Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh Thùy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim Thư, Kim An, Phương Trung, Dân Hòa, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Cao Dương, Xuân Dương. Huyện lỵ:số 135-Thị trấn Kim bài Điện thoại 04 33873022

Kinh tế
Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiên nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện : trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như ((Mỹ hưng , Thanh hà A, Thanh hà B )); dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao viên Bình Đà...

Văn hóa
Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông),điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ(Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Cao Viên, Thanh Cao và Bình Đà. Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v... Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật  Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu.

Giao thông
Quốc lộ 21B là huyêt mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71.
Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua, để tới ga Văn Điển.
Hiện nay thành phố hà nội đang xây dựng trục đường phát triển phía nam hà tây cũ, con đương nối đường trần phú hà đông với quốc lộ 1a đoạn qua cầu rẽ. Tuyến đường này sẽ liên thông hà đông với đường vành đai 4 và quốc lộ 1a. Con đường này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của thanh oai trong tương lai. Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự khê, Mỹ hưng, Thanh Thùy, Tam Hưng, Thanh Văn. Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một động lực lớn cho thanh oai phát triển

No comments:

Post a Comment